Tọa đàm trực tuyến về nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán và hội thẩm

Vào 19 giờ đến 21 giờ, ngày 29 tháng 06 năm 2021 Viện khoa học xã Hội – Viện hàn lâm khoa học Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến về nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán và hội thẩm. Buổi tọa đàm với sự chủ trì của PGS, TS. Trần Văn Độ – Nguyên phó Chánh án tòa án nhân dân tối cao; PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh – Phó Giám đốc PT Học viện KHXH, Trưởng khoa luật, diễn giả chính, cùng với khoảng 200 người tham dự là các chuyên gia pháp lý công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ở các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, các Luật sư, Luật gia, học viên.

toa dam truc tuyen doc lap tp1

(Thông báo buổi tọa đàm trực tuyến – PV)

toa dam truc tuyen doc lap tp2

(Hội trường buổi tọa đàm – PV)

Các ý kiến phát biểu tại buổi tọa đàm đã làm rõ nguyên tắc xét xử độc lập của thẩm phán và hội thẩm, thực tiễn và đề xuất các ý kiến quý báu cho việc cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng xét xử, các điều kiện để nguyên tắc độc lập xét xử của thẩm phán và hội thẩm.

toa dam truc tuyen doc lap tp3

(Các diễn giả điều hành buổi tọa đàm trực tuyến- PV)

Theo các chuyên gia pháp lý tham dự tọa đàm nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc hiến định quan trọng đã được Hiến pháp các thời kỳ 1946, 1980, 1992, 2013 của nước ta ghi nhận. Khoản 2, Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định như sau: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”.

Như vậy khi nói đến nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm có nghĩa là khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm chỉ căn cứ các quy định của pháp luật để đưa ra phán quyết của mình, không được cá nhân, tổ chức nào được quyền can thiệp đối với việc ra phán quyết trong bản án của Thẩm phán, Hội thẩm. Từ quy định của Hiến pháp là cơ sở để ban hành các quy định pháp luật. Luật tổ chức tòa án nhân dân, Luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hành chính đều quy định về nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN thì nguyên tắc này rất quan trọng làm nền tảng của việc xét xử, đặc trung của nhà nước pháp quyền.

Về nội hàm của nguyên tắc này thể hiện:

Khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm là người trực tiếp đưa ra quyết định trong bản án, không được cơ quan tổ chức, cá nhân nào can thiệp vào việc đưa ra quyết định của Thẩm phán, Hội thẩm.

Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu hồ sơ tài liệu, căn cứ quy định pháp luật để giải quyết, không quá phụ thuộc vào hồ sơ cơ quan điều tra mà phải tự mình thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ xác định sự thật khách quan vụ án, không để bị áp lực, lung lạc.

Thẩm phán, Hội thẩm đưa ra phán quyết phải căn cứ vào tài liệu chứng cứ, đánh giá chứng cứ, thu thập chứng cứ theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, tôn trọng sự thật khách quan, kết quả tranh tụng tại phiên tòa và đảm bảo quyền con người, quyền công dân.

Việc thực hiện nguyên tắc xét xử độc lập của thẩm phán và hội thẩm các chuyên gia tham gia tọa đàm nêu lên các hạn chế và kiến nghị một số giải pháp.

Theo đó trong thực tiễn nguyên tắc này đã được thực hiện tốt đem lại chất lượng xét xử cao, nâng cao vai trò, trách nhiệm của thẩm phán và hội thẩm, giản oan sai trong tố tụng. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vẫn còn tình trạng “chỉ đạo án” can thiệp vào công tác xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm làm cho bản án thiếu khách quan, công bằng. Cũng có nguyên nhân do trình độ hạn chế, thiếu bản lĩnh vừng vàng vào nghiệp vụ xét xử nên Thẩm phán, Hội thẩm đã “thỉnh thị án” cấp trên nên thiếu đi sự độc lập của việc đưa ra phán quyết trong bản án.

Vì vậy để nguyên tắc xét xử độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm được triệt để áp dụng cần phải đẩy mạnh cải cách tư pháp xây dựng nền tư pháp độc lập, tòa án là trung tâm, công tác xét xử là trọng tâm. Xây dựng nền tư pháp vì con người, vì nhân dân. Nâng cao chất lượng phiên tòa bằng việc tranh tụng, đảm bảo quyền bào chữa.

Cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ xét xử, bản lĩnh của Thẩm phán, Hội thẩm để đáp ứng yêu cầu công tác xét xử. Nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm đối với phán quyết trong bản án.

Mặc dù thời lượng buổi tọa đàm chỉ kéo dài trong khoảng 120 phút nhưng được các thành viên tham gia đánh giá đây là một buổi trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm quý báu giữa những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, thực thi, áp dụng pháp luật./.

(Thực hiện Hưng Nguyên- Ban TTVT)

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Địa chỉ: Tầng 7 - Cung Trí Thức, Số 1 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.luatsuhanoi.vn - Email: doanluatsuhn@gmail.com -

Điện thoại: 02437 624 706 - 02437 624 707
Trường hợp khẩn cấp : 0949559898

Thông tin tài khoản ngân hàng: Đoàn Luật Sư Tp Hà Nội

Số tài khoản: 6666.6959.6666 - Ngân hàng TMCP QUÂN ĐỘI (MB) - Chi nhánh Điện Biên Phủ.

Số tài khoản: 1230.688.988 - Ngân hàng TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) - Chi nhánh Quang Trung.

DANH SÁCH MÃ QR TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI