BỒI DƯỠNG NGOẠI KHÓA VỀ CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

KHÓA BỒI DƯỠNG NGOẠI KHÓA VỀ CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

(Luật sư. ThS Lê Đăng Tùng-

Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội;

Giám đốc Trung tâm BDCMNV luật sư Hà Nội).

 

  1. Đặt vấn đề

Được sự đồng ý của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội; thực hiện kế hoạch năm 2025, Trung tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ luật sư Hà Nội phối hợp với Câu lạc bộ luật sư trẻ tổ chức Khóa bồi dưỡng ngoại khóa về nguồn với chủ đề: Bồi dưỡng ngoại khóa về chính trị tư tưởng và đạo đức trong hoạt động hành nghề luật sư tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Khóa bồi dưỡng một ngày; thứ sáu, ngày 21.3.2025.

Những ngày đầu xuân năm mới, chúng ta hướng về cội nguồn đất tổ thiêng liêng, thể hiện:

Con người có tổ có tông;

Như cây có cội, như sông có nguồn.

IMG 4485

IMG 4510

Các Luật sư dâng lễ tại Đền Hùng

Tháng 3, tháng của mùa xuân; mừng Đảng, mừng Xuân. Mùa xuân cây cối đâm chồi, nảy lộc, nở hoa kết trái; mùa con ong đi lấy mật, mùa của tuổi trẻ bắt đầu trong mỗi đời người. Tháng 3 cũng là tháng thanh niên; Câu lạc bộ luật sư trẻ phối hợp với Trung tâm BDCMNVLS Hà Nội tổ chức chương trình về nguồn tại nơi đất Tổ thật là thiêng liêng và ý nghĩa; ngày 26.3 kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931- 26.3.2025), lực lượng dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam- Người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Bồi dưỡng chính trị tư tưởng và đạo đức cho hoạt động của các luật sư là rất có ý nghĩa và càng có ý nghĩa hơn đối với các luật sư trẻ của Hà Nội.

Cùng với việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư luôn được Liên đoàn luật sư Việt Nam coi trọng. Ngày 13.12.2019, Hội đồng luật sư toàn quốc có Quyết định số 201/QĐ- HĐLSTQ về việc ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam thay thế cho Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam được thông qua năm 2011.

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019 gồm Lời nói đầu, 6 Chương với 32 Quy tắc quy định quan hệ giữa luật sư Việt Nam với các chủ thể liên quan trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội.

Việc hiểu chính xác, đúng và đầy đủ từng quy tắc trong Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam sẽ giúp các luật sư thực hiện tốt nhất quyền và nghĩa vụ của mình khi hành nghề cũng như trong giao tiếp xã hội.

Hiểu và thực hiện tốt Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam trên cơ sở thống nhất về mặt lý luận cũng như phong phú từ thực tiễn và sự chi tiết, có sự so sánh, đối chiếu với những quy tắc và quy định liên quan.

  1. Nội dung

Bồi dưỡng chính trị tư tưởng và đạo đức trong hoạt động hành nghề luật sư luôn cần phải được coi trọng. Có nắm vững tư tưởng, chính trị thì hành động mới bản lĩnh và vững vàng. Đạo đức luôn là gốc, là chuẩn mực; cùng với chuyên môn nghiệp vụ sâu sắc sẽ là nền tảng của hoạt động hành nghề luật sư.

IMG 4523

Bồi dưỡng chính trị tư tưởng và đạo đức trong hoạt động hành nghề luật sư luôn cần phải được coi trọng

Chúng ta luôn thuộc lòng câu nói:

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ, mùng mười tháng ba.

Hướng về cội nguồn, tổ tông là truyền thống quý báu, tốt đẹp của mỗi người Việt Nam, trong đó có đội ngũ luật sư chúng ta. Từ truyền thuyết, mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng rồi sinh ra 100 người con với 50 người theo cha xuống biển và 50 người theo mẹ lên rừng, đến 18 đời Vua Hùng dựng nước và chúng ta có mặt tại đây hôm nay chính là ý nghĩa hiện thực giáo dục truyền thống. Chúng ta cũng tự hào đang sống trong thời đại Hồ Chí Minh và đất nước ta đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; kỷ nguyên của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Tại Đền Hùng, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã có buổi nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong, Bác căn dặn:

Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.

Với tuổi trẻ nói chung, chúng ta luôn ghi nhớ và quyết tâm thực hiện tốt lời dạy của Bác lúc sinh thời làm cho đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.

Tuổi trẻ là phải xông pha; đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên và phải quyết chí;

Bác dạy:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Về Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư, mỗi luật sư phải nằm lòng Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, coi đây là chuẩn mực, khuôn mẫu để thực hiện tạo niềm tin với xã hội; cùng với chuyên môn nghiệp vụ tinh thông là nền tảng cơ bản của hoạt động hành nghề luật sư, đặc biệt là luật sư trẻ.

2.1 Chương I- Quy tắc chung

– Gồm 4 Quy tắc về cơ bản đã thể hiện rõ vị trí, vai trò cũng như trách nhiệm của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp và ứng xử xã hội.

– Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

Nghiên cứu, thực hiện quy tắc này, cần liên hệ với Quy tắc 5 của Chương II là Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Từ đây hiểu rõ hai quy tắc, tránh có sự hiểu mâu thuẫn rằng đã khách quan thì đúng sự thật và không thể bảo vệ tốt nhất cho khách hàng và ngược lại.

2.2 Chương II- Quan hệ với khách hàng

– Cần lưu ý hiểu rõ và liên hệ Quy tắc 5 với Quy tắc 2 như đã nêu tại Phần 2.1

– Hiểu kỹ và thực hiện Quy tắc 9. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng

+ Quy tắc 9.1 Hiểu đúng thế nào là nhận, chiếm giữ, sử dụng tiền, tài sản của khách hàng. Tức là phải trái thỏa thuận mới vi phạm.

+ Quy tắc 9.10 Lạm dụng các chức danh khác ngoài luật sư để mưu cầu lợi ích trái pháp luật. Quy tắc này cần hiểu rõ bản chất sự danh xưng khác ngoài luật sư.

– Quy tắc 15. Xung đột về lợi ích

+ Cần giải thích rõ khách hàng cũ, mới và khách hàng hiện tại.

+ Các trường hợp xung đột lợi ích nhưng có sự thỏa thuận của các bên thì thực hiện ra sao.

– Quy tắc 16. Thông báo kết quả thực hiện vụ việc

Đây là quy tắc khó thực hiện khi khách hàng chịu mức án cao, đang bị tạm giam hoặc cố tình không thực hiện. Trường hợp các cơ quan liên quan yêu cầu chứng minh việc thanh lý thì thực hiện ra sao … ví dụ như cơ quan thuế …

2.3 Chương III- Quan hệ với đồng nghiệp

– Quy tắc 17. Tình đồng nghiệp của luật sư

Cần hiểu rõ tình đồng nghiệp không chỉ trong hành nghề mà cả trong cuộc sống hằng ngày.

– Quy tắc 18. Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp

Phải hiểu rõ nội hàm quy tắc này trong tình đồng nghiệp.

2.4 Chương IV- Quan hệ với cơ quan, người tiến hành tố tụng

– Cần lưu ý khi luật sư quan hệ với các chủ thể trong cơ quan tiến hành tố tụng; tính khách quan, độc lập, không móc nối, làm trung gian.

– Quy tắc 27. Ứng xử tại phiên tòa

Phải hiểu rõ không chỉ tại phiên tòa mà cần thực hiện ứng xử cả trong các giai đoạn tố tụng.

2.5 Chương V- Quan hệ với cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác

– Phân tích, nắm rõ và liên hệ giống quy định trong Chương IV.

– Tại Quy tắc 29. Luật sư tránh cố tình gây phiền hà cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác.

2.6 Chương VI- Các quy tắc khác

– Quy tắc 31. Thông tin, truyền thông

Cần hiểu rõ và liên hệ các quy định khác của pháp luật, không làm ảnh hưởng, phương hại tới chủ thể khác như quy định về an ninh mạng, phát ngôn …

– Quy tắc 32. Quảng cáo

Việc quảng cáo phải trung thực và không ảnh hưởng tới tổ chức chủ quản của mình cũng như các chủ thể khác. Khi thực hiện luôn liên hệ các quy định khác của pháp luật liên quan để có sự thực hiện đồng bộ, thống nhất.

IMG 4545

Đại diện Ban Chủ nhiệm tặng quà lưu liệm với Ban Chủ nhiệm ĐLS tỉnh Phú Thọ

 Kết luận

– Bồi dưỡng chính trị tư tưởng và đạo đức trong hoạt động hành nghề cho các luật sư là rất cần thiết và thiết thực, đặc biệt có những khóa bồi dưỡng về nguồn kết hợp giáo dục truyền thống.

– Việc phối hợp giữa các đơn vị trong Đoàn luật sư Hà Nội là rất có ý nghĩa và tạo sự đoàn kết, sức mạnh tập thể nhằm vừa hoàn thành nhiệm vụ vừa tạo sự gắn kết giữa các luật sư.

– Cần thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm; đặc biệt là phát huy mặt tích cực và nhân rộng góp phần xây dựng Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội ngày càng lớn mạnh thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị pháp lý của Thủ đô và cả nước với những luật sư vững vàng về phảm chất chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ và khỏe mạnh về thể chất tinh thần góp phần cùng đất nước vươn mình bước vào kỷ nguyên mới ./.

luật sư

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Địa chỉ: Tầng 7 - Cung Trí Thức, Số 1 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: www.luatsuhanoi.vn - Email: doanluatsuhn@gmail.com -

Điện thoại: 02437 624 706 - 02437 624 707
Trường hợp khẩn cấp : 0949559898

Thông tin tài khoản ngân hàng: Đoàn Luật Sư Tp Hà Nội

Số tài khoản: 6666.6959.6666 - Ngân hàng TMCP QUÂN ĐỘI (MB) - Chi nhánh Điện Biên Phủ.

Số tài khoản: 1230.688.988 - Ngân hàng TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) - Chi nhánh Quang Trung.

DANH SÁCH MÃ QR TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI