Ngày 23/5/2023, tại phòng họp lớn của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội (tầng 7, số 1 phố Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy), Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội (do Luật sư Lê Đăng Tùng – Phó Chủ nhiệm làm Giám đốc) khai mạc khoá bồi dưỡng “Triển khai Quy chế giải quyết, khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật theo Quyết định số 50/QĐ-HĐLSTQ ngày 08/3/2023 của Hội đồng Luật sư toàn quốc và thực tiễn thi hành tại Đoàn Luật sư TP Hà Nội”.
Các học viên khoá bồi dưỡng “Triển khai Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật theo Quyết định số 50/QĐ-HĐLSTQ ngày 08/3/2023 của Hội đồng Luật sư toàn quốc và thực tiễn thi hành tại Đoàn Luật sư TP Hà Nội” chụp ảnh lưu niệm cùng các giảng viên, giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ và Ban Chủ nhiệm, Ban Hoà giải, Ban Chính sách Luật sư Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Tham dự khoá bồi dưỡng có Luật sư Nguyễn Xuân San (Phó Chủ nhiệm), Luật sư Nguyển Mai Anh (Uỷ viên Ban Chủ nhiệm – Trưởng Ban Hoà giải); 15 Luật sư trong các Tổ chức hành nghề Luât sư đăng ký tham dự, 02 người tập sư hành nghề Luật sư cùng 07 Uỷ viên Ban Hoà giải.
Hai giảng viên (Báo cáo viên), Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến (Uỷ viên Hội đồng Luật sư toàn quốc; Phó Chủ nhiệm, phụ trách khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) và Luật sư Lê Đăng Tùng (Phó Chủ nhiệm – Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ).
Các giảng viên giới thiệu sơ lược về Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật (Ban hành kèm theo Quyết định số 50/QĐ-HĐLSTQ ngày 08/3/2023 của Hội đồng Luật sư toàn quốc), Luật sư Tiến trao đổi một số nội dung mang tính chất gợi mở như: Quy chế có 58 điều, 10 chương, 4 phần, quy định phạm vi, nguyên tắc, thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự, thủ tục, cách thức giải quyết xử lý kỷ luật, được áp dụng cho các đối tượng là Luật sư thành viên, người tập sự hành nghề Luật sư, các cơ quan, đơn vị của Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các cá nhân, tổ chức liên quan trong các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kỷ luật.
Một số vấn đề thực tiễn của học viên là bài học kinh nghiệm cần lưu ý, thảo luận, là cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, đối với luật sư, người tập sự hành nghề Luật sư, thời hạn giải quyết, gia hạn, tạm hoãn xử lý kỷ luật (Điều 20); Tạm đình chỉ tư cách thành viên mà không phải là hình thức kỷ luật (Điều 32); Kỷ luật đương nhiên bị xoá tên theo Điều 39, 42 (Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam); Một số trường hợp đặc biệt (Điều 40).
Những trường hợp khiếu nại không đúng không giải quyết, một hành vi vi phạm chỉ xử lý một lần. Thời hiệu xử lý 03 năm. Mỗi một năm, có hơn 200 đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi tới Đoàn Luật sư yêu cầu giải quyết.
Khoá bồi dưỡng diễn ra trong không khí hào hứng, giảng viên và học viên tương tác sôi nổi. Căn cứ khoản 2 Điều 5 của Quy chế, Luật sư Trần Thị Giáng Kiều nhận định người bị khiếu nại, người bị tố cáo, người bị xem xét kỷ luật, người bị kỷ luật không được uỷ quyền cho người khác làm việc với người và cơ quan xử lý.
Ngược lại, Luật sư Nguyễn Mai Anh yêu cầu làm rõ khoản 8 Điều 3 của Quy định 50 chưa rõ đối với người khiếu nại, tố cáo có được Uỷ quyền không. Luật sư Tiến cho răng theo Luật khiếu nai, Luật tố cáo thì không được uỷ quyền.
Đối với khoản 5 Điều 7 Quy chế, cần làm rõ trường hợp hoà giải không thành thì chuyển vụ việc sang Hội đồng khen thưởng – Kỷ luật. Quan điểm của Luật sư Tiến chỉ chuyển những vụ việc có dấu hiệu vi phạm đạo đức nghề nghiệp Luật sư.
Điểm e khoản 5 Điều 16 Quy chế “Đình chỉ giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo trong các trường hợp Người khiếu nại, Người tố cáo rút toàn bộ đơn khiếu nại, tố cáo …” . Quan điểm của Luật sư Tiến dù đình chỉ giải quyết vụ việc do Hoà giải thành, nhưng phải xem xét xử lý kỷ luật tỳ mức độ nếu Luật sư có vi phạm.
Điều 21 Quy định về thời hiệu chịu trách nhiệm kỷ luật (03) năm, khoản 2 quy định thời gian kể từ ngày Luật sư có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, khoản 3 của Điều này lại nêu “Ngày phát hiện hành vi vi phạm là ngày mà Đoàn Luật sư nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của người có quyền lợi bị xâm hại …”. Quan điểm của Luật sư Tiến là áp dụng khoản 2, không áp dụng khoản 3 đối với Luật sư vi phạm trên nguyên tắc Bảo vệ quyền lợi Luật sư nếu vi phạm không nghiêm trọng.
Luật sư Phạm Quang Sáng kiến nghị về việc Tổ chức hành nghề Luật sư có cử 03 Luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự phía nam, tuy nhiên nay đã hơn một tháng, các Luật sư vẫn chứ nhận được Giấy chứng nhận người bào chữa, nên nhờ Đoàn Luật sư can thiệp
Căn cứ khoản 3 Điều 9 của Quy chế, Luật sư Nguyễn Thị Kim Mai thấy rằng thời hạn giải quyết vụ việc hoà giải là 30 ngày, nhưng quá ngày đó vẫn không gọi được các bên lên làm việc thì có đình chỉ giải quyết không.
Luật sư Trần Thu Thuỷ hỏi Luật sư có vi phạm đạo đức nghề nghiệp không khi đứng đằng sau giúp khách hàng tố cáo Luật sư trong Đoàn Luật sư; Các Luật sư có được ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý bảo vệ khách hàng tố cáo các Luật sư đồng nghiệp.
Luật sư Đỗ Viết Hà có ý kiến, trường hợp Luật sư hoà giải hai lần không thành, Luật sư phụ trách đã nộp báo cáo. Nay một trong hai bên muốn hoà giải thành, xét thời hạn nó đã quá, Luật sư Tiến mong muốn hoà giải thành, hạn chế vi phạm về thời hạn trong các vụ hoà giải.
Luật sư Bùi Minh Chính cho rằng các học viên trong Học viện tư pháp có học môn Đạo đức nghề nghiệp, người tập sự nghề Luật sư cũng được tôi luyện để không vi phạm, có nhiều trường hợp được miễn theo luật và quy định khác, không phải tập sự, không phải học môn này. Như vậy, dẫn đến tình trạng nhiều người vi phạm đạo đức nghề nghiệp do không biết.
Luật sư Nguyễn Xuân San đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, thuận lợi cho công tác giải quyết đơn thư trong tình hình số lượng, chất lượng Luật sư hiện nay.
Luật sư Nguyễn Trác Phương đề nghị lựa chọn Luât sư làm công tác hoà giải là người có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, tâm huyết, thấu hiểu và thông cảm cho Luật sư, có kỹ năng nghề nghiệp, biết phân tích cho dân hiểu, Hợp đồng dịch vụ pháp lý ghi rõ khong hoàn lại tiền trong mọi trường hợp thì không phải trá lại tiền.
Giảng viên Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến nhận định, đội ngũ Luật sư Hoà giải cần lựa chọn kỹ càng, ghi nhận sự cố gắng của các Luật sư trong công tác hoà giải, nhất là có nhiều vụ đã Hoà giải thành, tiếp tục việc triển khai thực hiện Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật, Ban Chủ nhiệm, bộ phận trong Văn Phòng Đoàn, Hội đồng Khen thưởng – Kỷ luật Đoàn Luật sư, các bộ phận khác cần phối hợp chặt chẽ mới có hiệu quả.
Các học viên khoá bồi dưỡng nhận Chứng chỉ khoá bồi dưỡng chuyên đề “Triển khai Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật theo Quyết định số 50/QĐ-HĐLSTQ ngày 08/3/2023 của Hội đồng Luật sư toàn quốc và thực tiễn thi hành tại Đoàn Luật sư TP Hà Nội”
Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Lê Đăng Tùng thốt lên rằng, đây là một chuyên đề hay, Trung tâm còn tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ như thế này để đáp ứng hơn 5.300 Luật sư, hơn 4.000 người tập sự hành nghề Luật sư, các cá nhân, tổ chức có nguyện vọng đăng ký tham gia, rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình hành nghề Luật sư.
Luật sư Lê Đăng Tùng (Phó Chủ nhiệm – Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trao Chứng chỉ cho các học viên khoá bồi dưỡng chuyên đề “Triển khai Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật theo Quyết định số 50/QĐ-HĐLSTQ ngày 08/3/2023 của Hội đồng Luật sư toàn quốc và thực tiễn thi hành tại Đoàn Luật sư TP Hà Nội”
Do thời gian có hạn, khoá bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ khép lại, chúng tôi chia tay nhau đầy luyên tiếc với ngân hàng câu hỏi và phản biện để dành hẹn cho buổi học tập tiếp theo. Các Luật sư đăng ký tham gia để cùng được giải đáp những thắc mắc chưa rõ.
(Luật sư Nguyễn Mai Anh – Uỷ viên Ban Chủ nhiệm;
Trưởng Ban Hoà giải Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội)