Nhiệm vụ, quyền hạn của người tập sự hành nghề luật sư
(Trích điều 5, quy chế tập sự hành nghề luật sư)
– Người có đủ điều kiện tập sự hành nghề luật sư được liên hệ trực tiếp với một tổ chức hành nghề để tập sự. Trường hợp không tự mình liên hệ được thì nhờ Ban chủ nhiệm Đoàn tạo điều kiện giúp đỡ để được tập sự;
– Thời gian tập sự là 18 tháng kể từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư (khoản 1, Điều 14 Luật luật sư);
– Người tập sự không được tự giới thiệu mình là luật sư, không được trực tiếp nhận thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng;
– Người tập sự được luật sư hướng dẫn, tổ chức hành nghề luật sư đánh giá, xác nhận kết quả tập sự để làm thủ tục dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư;
– Người tập sự ngoài việc thoả thuận với tổ chức hành nghề về phí tập sự, còn phải nộp phí đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư là 300.000 đồng/người. Khi dự các lớp học bồi dưỡng phải nộp phí học tập theo quy định;
– Người tập sự được phản ánh và đề nghị Ban chủ nhiệm giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình tập sự với luật sư hướng dẫn, với tổ chức hành nghề luật sư . Trường hợp không đồng ý với cách giải quyết của Ban chủ nhiệm, người tập sự có quyền khiếu nại lên Liên đoàn luật sư Việt Nam;
– Người tập sự có thể bị xoá tên, bị đình chỉ dự kiểm tra khi có một trong các trường hợp sau:
+ Tự nguyện không tập sự, không dự kiểm tra;
+ Qua hai lần kiểm tra không đạt yêu cầu;
+ Bị khiếu nại, tố cáo mà nội dung có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp luật sư. Sau khi xác minh, việc khiếu nại tố cáo đó là có căn cứ;
+ Bị khởi tố hình sự, tạm đình chỉ để chờ có kết luận điều tra.